Đau dạ dày ở vị trí nào? Nguyên nhân triệu chứng và cách chữa

Đau dạ dày ở vị trí nào? Nguyên nhân triệu chứng và cách chữa

Đau dạ dày không còn là bệnh lý hiếm gặp. Nhiều khảo sát chỉ ra rằng, có đến 4 trên 10 người Việt đang mắc bệnh đau dạ dày ở mức độ nhẹ và nặng. Bệnh có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết, tùy vào mức độ nặng nhẹ sẽ có những triệu chứng đau dạ dày khác nhau. Bài viết sau xin cung cấp thông tin về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả nhất.

Đau dạ dày ở vị trí nào? Bên nào?

Đau dạ dày thường gặp phải khi niêm mạc bị tổn thương nặng nề do các vết loét. Tình trạng này gây nên những cơn đau vùng bụng thường xuyên, kèm theo chứng ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu,… ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh.
đau dạ dày là đau bên nào
Người bị đau dạ dày cần để ý đến 3 vị trí sau: Đau vùng thượng vị, đau vùng bụng giữa và đau phía trên bên trái.
  1. Đối với đau vùng thượng vị: Đây là vùng nằm dưới vùng xương ức và trên vùng rốn. Cơn đau xuất phát từ đây có thể lan đến vùng lưng và ngực, người bệnh có thể đau tức ngực hoặc đau âm ỉ kéo dài. Khi bị đau ở đây bệnh nhân cần hạn chế đồ ăn cay nóng, các loại đồ uống có cồn, gas.
  2. Đối với đau dạ dày vùng giữa bụng: Đây là vùng chứa nhiều cơ quan nội tạng nhất nên khá khó để người bệnh phân biệt. Vị trí đau dạ dày sẽ ở xung quanh vùng rốn và lan rộng xuống vùng bụng bên phải. Người bệnh thường cảm thấy khó tiêu, buồn nôn, đầy bụng, ợ chua kèm theo những cơn quặn thắt, âm ỉ. Lúc này, người bệnh nên sắp xếp thời gian đi bệnh viện thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh tình.
  3. Đối với đau vùng phía trên bên trái: Đau dạ dày ở vị trí này người bệnh sẽ luôn thấy nóng bụng, đau và hay cảm thấy đói, cơn đau sẽ giảm đi khi ăn nhưng ăn xong lại bị tức bụng, đầy hơi. Khi bị đau ở vị trí này người bệnh cần tránh tất cả các loại nước uống như cà phê, nước có gas, các thực phẩm chua cay. Bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

9 nguyên nhân đau dạ dày thường gặp

Các nghiên cứu khoa học cho biết nguyên nhân đau dạ dày rất đa đa dạng, nó có thể do 1 hoặc do nhiều yếu tố gây nên. Cụ thể các nguyên nhân đau dạ dày bao gồm:

Cơ thể không dung nạp gluten (một loại protein trong lúa mì)

Khi cơ thể không dung nạp gluten sẽ dẫn tới tình trạng rối loạn tự miễn dịch, khiến ruột non không hoạt động bình thường và không còn khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Bệnh sẽ gây đau dạ dày từ nhẹ tới nặng, kèm các triệu chứng như đầy hơi, mệt mỏi.

Vấn đề liên quan tới tuyến giáp

Tuyến giáp nằm ở vị trí cổ nhưng bộ phận này ảnh hưởng khá nhiều tới phần dưới của cơ thể, cụ thể tuyến giám chịu trách nhiệm điều chỉnh chức năng của hệ tiêu hóa.
nguyên nhân đau dạ dày
Khi tuyến giáp gặp trục trặc, sản xuất nhiều hormone gây tình trạng cường giáp, tăng hoạt động đường tiêu hóa dẫn tới bệnh tiêu chảy, vùng bụng bị chuột rút. Ngược lại nếu tuyến giáp giảm sản xuất tí hormone đi, sẽ khiến đường tiêu hóa hoạt động chậm, ảnh hưởng tới dạ dày gây đau dạ dày, đầy hơi, khó chịu.

Nhiễm các loại vi khuẩn, nấm

80% người bị đau, viêm loét dạ dày là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) và nhiễm nấm hoặc các loại ký sinh trùng (thường là loại anisakis).

Viêm ruột

Viêm bên trong ruột già, ruột non gây sẹo, đau bụng, tắc ruột, chảy máu trực tràng, nguyên nhân đau dạ dày này có thể giảm hoặc bùng phát theo chu kỳ nên rất khó chẩn đoán. Vì vậy, cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm như ung thư dạ dày có thể xảy ra.

Hội chứng ruột kích thích

Bệnh nay gây đau bụng mãn tính, khiến hoạt động của ruột thay đổi nhưng không gây viêm nhiễm, chảy máu trực tràng hoặc phát triển thành ung thư. Nguyên nhân đau dạ dày này phổ biến hơn ở nữ giới, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau để giảm triệu chứng bệnh.

Stress, căng thẳng

Căng thẳng Stress dẫn tới cao huyết áp, mất ngủ, đau đầu và các vấn đề về dạ dày khác. Tình trạng căng thẳng kéo dài gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, kém ăn, sụt cân và đau bụng kéo dài dai dẳng.

Ngộ độc thực phẩm

Nguyên nhân đau dày do ngộ độc thực phẩm thường kéo dài từ 1 – 2 ngày, có thể lâu hơn nếu ngộ độc do virus. Tình trạng này cần được cấp cứu kịp thời nếu không có thể dẫn tới tử vong.

Ung thư

Bất kỳ bộ phận nào của cơ thể như tuyến tụy, gan, túi mật, dạ dày… bị ung thư đều là nguyên nhân đau dạ dày và các triệu chứng thường phát tác ở giai đoạn muộn.

Ảnh hưởng của thuốc kháng sinh

Các loại thuốc ngừa loãng xương, duy trì mật độ xương, nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroids… đều có nguy cơ dẫn tới tác dụng phụ như đau bụng, đau dạ dày, viêm dạ dày, u loét dạ dày.

Triệu chứng đau dạ dày

6 triệu chứng đau dạ dày đưới đây người bệnh cần nắm rõ để có những biện pháp điều trị kịp thời.
triệu chứng đau dạ dày

Đau vùng thượng vị

Đây là triệu chứng đau dạ dày đầu tiên và phổ biến ở người bị đau dạ dày. Người bệnh thường cảm thấy đau hoặc nóng rát quanh vùng thượng vị. Cơn đau đôi khi lan ra sau lưng, lan lên ngực, tuy nhiên đa phần không nghiêm trọng tới mức đau quặn bụng. Ở mỗi người cảm giác đau lại khác nhau và cũng khó xác định nguyên nhân.

Ợ chua

Triệu chứng đau dạ dày này xảy ra do dạ dày tiết quá nhiều dịch vị và có hiện tượng trào ngược lên thực quản. Nguyên nhân gây bệnh là do van đóng giữa thực quản và dạ dày không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, khiến axit trong dạ dày bị đẩy lên.

Buồn nôn hoặc nôn

Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, bên cạnh các triệu chứng đau dạ dày trên bạn còn cảm thấy buồn nôn và nôn. Ban đầu bạn sẽ thấy hơi khó chịu và nhộn nhạo, về sau sẽ cảm thấy dạ dày và thực quản co thắt. Tùy trường hợp mà bạn chỉ nôn khan hoặc tất cả thức ăn, dịch vị sẽ bị tống hết ra ngoài.
Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do loét dạ dày, viêm dạ dày cấp, ung thư dạ dày,… Ngoài ra, có thể do các tác động ngoại cảnh khiến bạn buồn nôn như ngộ độc thực phẩm, say tàu xe, tâm lý rối loạn.

Chán ăn, suy nhược cơ thể

Khi chức năng của dạ dày hoạt động kém, người bệnh sẽ cảm thấy đầy bụng, khó tiêu dẫn tới chán ăn, ăn không ngon miệng, cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên không phải lúc nào tình trạng chán ăn và suy nhược cơ thể cũng là triệu chứng đau dạ dày, mà có thể dấu hiệu của một số bệnh lý khác như: gan, thận, tâm thần không ổn định. Vì vậy hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân và điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt của bạn nhé.

Đầy bụng

Cảm giác đầy bụng trên sau khi ăn có thể là triệu chứng đau dạ dày nhẹ. Bạn cần theo dõi diễn biến của bệnh để phát hiện sớm và có giải pháp điều trị kịp thời, tránh để lâu có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

Xuất huyết tiêu hóa

Đây là triệu chứng và cũng là biến chứng đau dạ dày nguy hiểm cảnh báo dạ dày của bạn đang gặp phải những tổn thương nghiêm trọng. Dấu hiệu thường gặp gồm nôn ra máu tươi, đi ngoài ra phân máu đen. Cách xử lý tốt nhất trong trường hợp này là bạn nên tới các cơ sở y tế để được cấp cứu và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
biến chứng đau dạ dày

Cách chữa đau dạ dày nhanh nhất tại nhà

Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị đau dạ dày khác nhau. Thông thường được chia thành bài thuốc nam, mẹo chữa bệnh và các loại thuốc tây,… là những phương pháp được sử dụng phổ biến.

Cách làm giảm đau dạ dày tại nhà

Mặc dù không có tác dụng chữa bệnh triệt để, nhưng các mẹo mặt dưới đây giúp cho người bệnh giảm đau và cơ thể được thoải mái hơn.
  • Massage vùng bụng: Người bệnh có thể dùng tay massage 64 làn xung quanh vùng rốn theo chiều kim đồng hồ. Tiếp theo day xoa bóp vùng bụng dưới để tình trạng đau giảm đi, dạ dày hoạt động tốt hơn.
  • Chườm nóng giảm đau: Bạn có thể chọn lựa giữa hai phương pháp chườm nước nóng và chườm muối hột rang.
  • Xoa dầu gió vị trí đau: Dầu gió với thành phần thảo dược kháng viêm, giảm đau rất tốt nên khi xoa vào bụng sẽ giúp cải thiện triệu chứng, ổn bổ tỳ vị.
  • Bấm huyệt tam nhãn: Đây là mẹo điều trị đau dạ dày được nhiều người thực hiện. Bạn dùng ngón tay bóp vào huyệt tam nhãn ở ngón áp út. Thực hiện kiên trì khoảng nửa tháng để hỗ trợ chữa đau dạ dày.

Chữa đau dạ dày bệnh bằng thuốc nam

Điều trị đau dạ dày bằng các bài thuốc nam và vị thuốc dân gian giúp giảm triệu chứng hiệu quả và an toàn.
  • Tinh bột nghệ và mật ong: Hòa mật ong với bột nghệ và nước ấm dùng để uống sau bữa ăn mỗi ngày 2 lần. Kiên trì sử dụng khoảng 2 tuần để nhận thấy tác dụng.
  • Lá cây tía tô: Sắc nước tía tô uống hàng ngày để đánh bay cơn đau tốt nhất.
  • Lá bạc hà: Nhai 1,2 lá bạc hà sẽ giúp dịu những cơn đau dạ dày đang gặp phải.

Đau dạ dày uống thuốc gì?

Mặc dù các loại thuốc tây thường được sử dụng giúp giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên người bệnh nên cân nhắc hỏi kỹ ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc. Một số loại thuốc đang được sử dụng phổ biến như: Thuốc chống acide ion, Metronidazol, Tinidazol, Amoxicillin.
bi-dau-da-day-nen-uong-thuoc-gi

Khi nào phải gặp bác sĩ ngay?

Đau dạ dày khá phổ biến, những khi căng thẳng, mệt mỏi hay stress cũng sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng này, những lúc này chỉ cần bình tĩnh, nghỉ ngơi đầy đủ thì cơn đau sẽ giảm dần và biến mất. Tuy nhiên nếu cơn đau rơi vào các trường hợp sau đây người bệnh cần phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
  • Cơn đau ở vùng bụng kéo dài, tái phát nhiều lần và mức độ đau ngày càng tăng cao, tần suất quay lại ngày càng cao.
  • Nếu bạn đau nhói vào vùng bụng bên phải, dùng tay ấn vào thấy đau nhói thì cần đến bệnh viện ngay lập tức bởi đây có thể là dấu hiệu của đau ruột thừa.
  • Bệnh nhân đau đi kèm nôn mửa.
  • Người bệnh có hiện tượng nôn ra máu.
  • Đau, nôn có kèm theo sốt cao, chóng mặt, thở gấp.
  • Người bị đau đi ngoài có phân dính màu đen.
  • Đối với trẻ em: quấy khóc, bỏ ăn và có hiện tượng chướng bụng thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.
Tên đây là những thông tin cần thiết về bệnh đau dạ dày, cùng những lưu ý quan trọng để xác định mức độ nguy hiểm của bệnh. Hy vọng qua bài viết này mọi người có cái nhìn chuẩn xác nhất về căn bệnh này. Từ đó có những biện pháp xử lý tốt nhất để bảo vệ sức khỏe. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tại sao trào ngược dạ dày gây ho ? cách xử lý thế nào ?

Thuốc đặc trị dạ dày Việt Thanh

Đau dạ dày có nên uống nước chè