Trào ngược dạ dày gây khó thở, bạn phải làm sao?

Trào ngược dạ dày gây khó thở, bạn phải làm sao?

Trào ngược dạ dày gây khó thở là triệu chứng không những gây ra cảm giác khó chịu trong sinh hoạt mà còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh đang ngày càng trở nặng.
Dưới đây bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nguyên nhân vì sao trào ngược dạ dày gây khó thở, hậu quả nếu bạn không chữa trị và cách xử lý kịp thời nhé!

Trào ngược dạ dày là bệnh gì?

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD), hay còn gọi là viêm thực quản trào ngược, là tình trạng xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Các triệu chứng đau của trào ngược axit dạ dày xảy ra khi có sự rối loạn chức năng cơ thắt thực quản dưới (LES) – van nằm ở đáy thực quản, phía trên dạ dày có nhiệm vụ đóng mở khi nuốt thức ăn. Tình trạng mãn tính của trào ngược axit được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của trào ngược dạ dày bao gồm:
  • Khó nuốt
  • Đau ngực
  • Đắng miệng
  • Buồn nôn, nôn
  • Ho, khàn giọng
  • Miệng tiết nhiều nước bọt
  • Cảm giác nóng rát ở ngực kèm theo ợ hơi, ợ nóng, ợ chua thường là sau khi ăn
Bất cứ ai cũng có thể mắc phải trào ngược dạ dày. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải chứng bệnh này bao gồm:
  • Béo phì
  • Mang thai
  • Hút thuốc
  • Hen suyễn
  • Ăn sai cách
  • Tiểu đường
  • Thoát vị cơ hoành
  • Chức năng dạ dày bị suy giảm
  • Dùng nhiều thức uống có cồn như rượu, bia

Vì sao trào ngược dạ dày gây khó thở?

trào ngược dạ dày gây khó thở
Khó thở là một trong những triệu chứng nghiêm trọng hơn của trào ngược dạ dày thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản có thể dẫn đến khó thở bằng cách co thắt phế quản, đôi khi có thể dẫn đến các biến chứng hô hấp đe dọa tính mạng. Tình trạng này xảy ra do axit dạ dày vào thực quản có thể xâm nhập vào phổi, đặc biệt là trong khi ngủ và gây sưng đường thở. Điều này có thể dẫn đến phản ứng hen suyễn hoặc viêm phổi hít (aspiration pneumonia) gây ảnh hưởng đến hô hấp thông qua triệu chứng ho hoặc khó thở, thở khò khè.
Theo 28 nghiên cứu được công bố trên tạp chí Gut tháng 12 năm 2007, các triệu chứng của GERD đã xuất hiện ở 59% người bệnh hen suyễn. Mặc dù trào ngược dạ dày có thể không gây ra hen suyễn nhưng có thể làm nặng thêm chứng bệnh này. Axit dạ dày có thể kích thích các dây thần kinh hô hấp, các phản xạ phòng thủ như ho, co thắt đường thở và tăng tiết chất nhầy.
Nhìn chung, nguyên nhân trào ngược dạ dày gây khó thở có thể bắt nguồn từ các cơ chế sau đây:
– Axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản và lan vào các đường dẫn khí nhỏ, khiến chúng bị co lại gây khó thở.
– Axit kích thích các đầu dây thần kinh nằm ở phần dưới của thực quản. Khi các đầu dây thần kinh này được kích thích, cơ trơn của thực quản co lại, khiến đường thở bị co lại dẫn đến tình trạng người bệnh cảm thấy khó thở.
– Áp lực thức ăn tại đường thực quản lớn gây chèn ép lên khí quản, hơi thở bị đứt quãng dẫn tới triệu chứng khó thở ở người bệnh, đặc biệt là sau khi ăn xong.
Tình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở là dấu hiệu cảnh báo chứng bệnh dạ dày đã bắt đầu đến giai đoạn nặng, cần được điều trị sớm.

Hậu quả nếu không điều trị trào ngược dạ dày

trào ngược dạ dày gây khó thở
Trào ngược dạ dày gây khó thở nếu bạn không điều trị sẽ gây ra biến chứng trên hệ thống hô hấp và hệ tiêu hóa như:

1. Vấn đề về đường hô hấp

Trào ngược dạ dày có thể khiến bạn hít axit dạ dày vào phổi, điều này gây kích ứng phổi, cổ họng và các vấn đề về hô hấp khác. Triệu chứng và biến chứng trên đường hô hấp có thể bao gồm:
  • Ho khan
  • Viêm phổi
  • Viêm họng
  • Viêm thanh quản
  • Có dịch trong phổi
  • Khàn giọng, thở khò khè
  • Gây ra hoặc làm trầm trọng hơn bệnh hen suyễn

2. Barrett thực quản

Barrett thực quản là bệnh lý tiêu hóa xảy ra khi các tế bào lót trong thực quản bị chuyển thành bất thường thành các tế bào dạng hình cột. Biến chứng này không có bất kỳ triệu chứng đặc trưng nào, chỉ là các triệu chứng trào ngược dạ dày thông thường.
Những người mắc bệnh Barrett có nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản cao gấp 30 đến 125 lần so với những người không mắc bệnh này. Điều quan trọng là bạn cần thăm khám bác sĩ để được kiểm tra thường xuyên, thông thường xét nghiệm bao gồm nội soi và sinh thiết, đối với các tế bào ung thư và tiền ung thư.

3. Viêm thực quản

Viêm thực quản là biến chứng do trào ngược axit dạ dày gây ra hoặc có thể do nhiễm trùng. Các triệu chứng của viêm thực quản bao gồm đau khi nuốt và cảm giác nóng rát ở thực quản. Việc điều trị viêm thực quản phụ thuộc vào nguyên nhân. Các loại thuốc như thuốc ức chế bơm proton và thuốc chẹn H2 có thể được chỉ định nếu nguyên nhân do trào ngược axit. Trường hợp bị nhiễm trùng có thể được chỉ định thêm thuốc kháng sinh.

4. Hẹp thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân phổ biến nhất gây hẹp thực quản. Việc axit từ dạ dày trào ngược sẽ làm ăn mòn niêm mạc dẫn tới viêm thực quản. Quá trình này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây tổn thương không phục hồi trên thực quản, hình thành các mô sẹo gây hẹp thực quản.

5. Ung thư thực quản

Trào ngược dạ dày là một trong những yếu tố nguy cơ tiến triển bệnh ung thư thực quản. Một khối u ung thư thực quản bắt đầu phát triển trong niêm mạc thực quản. Khi khối u phát triển đủ sẽ phá vỡ thành thực quản, nó có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể bạn bằng cách sử dụng hệ thống bạch huyết.
Triệu chứng ung thư thực quản bao gồm:
  • Khàn tiếng
  • Giảm cân bất thường
  • Khó nuốt và đau khi nuốt
Bạn hãy đến gặp bác sĩ nếu trào ngược dạ dày gây ra các triệu chứng đau ngực hoặc khó thở xuất hiện thường xuyên và có dấu hiệu ngày càng nặng hơn. 

Cách điều trị trào ngược dạ dày

trào ngược dạ dày gây khó thở
Việc thăm khám sẽ giúp bạn được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, đồng thời được tư vấn các cách cải thiện, kiểm soát triệu chứng và dùng thuốc phù hợp. Những phương pháp để điều trị trào ngược dạ dày có thể bao gồm lối sống lành mạnh, thuốc Tây và thảo dược.

1. Thay đổi lối sống lành mạnh

Để ngăn ngừa và cải thiện bệnh trào ngược dạ dày, bạn cần thực hiện các bước điều chỉnh lối sống lành mạnh:
• Sửa đổi cách ăn uống: Bạn nên ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên hơn, tránh các bữa ăn trước khi đi ngủ hoặc ăn quá nhiều trong một bữa ăn.
• Giảm cân: Nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì, bạn nên giảm cân lành mạnh bằng cách tập thể dục và ăn thực phẩm tốt.
• Lựa chọn thực phẩm lành mạnh: Bạn nên ăn các thực phẩm chứa chất xơ, vitamin, đạm, chất béo tốt cho sức khỏe, hạn chế ăn thức ăn đóng hộp nhiều dầu mỡ và muối.
• Nâng đầu giường: Bạn nên nâng đầu giường lên cao với độ dốc khoảng từ 15 – 17 độ. Điều này giúp thức ăn trong dạ dày vẫn ở đó thay vì đi vào đường thực quản trong khi ngủ.
• Mặc quần áo thoải mái: Bạn hãy chọn quần áo rộng rãi, tránh đeo thắt lưng và quần áo gây áp lực lên vùng bụng.
• Từ bỏ thói quen xấu: Bạn hãy bỏ thuốc lá, uống rượu bia ở mức độ vừa phải. Thói quen hút thuốc và uống rượu có thể làm nặng thêm các triệu chứng trào ngược dạ dày.

2. Dùng thuốc Tây điều trị bệnh

Để điều trị chứng trào ngược dạ dày, bác sĩ có thể chỉ định các nhóm thuốc sau:
Thuốc giảm tiết, trung hòa axit dạ dày
  • Thuốc ức chế thụ thể H2: Cimetidin, famotidin…
  • Thuốc ức chế bơm proton: Lansoprazole, omeprazole…
Thuốc làm tăng trương lực cơ thắt thực quản dưới
Các thuốc này bao gồm metoclopramide, domperidone… có tác dụng làm giảm các triệu chứng trào ngược.
Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Các thuốc này bao gồm alginat, dimeticol, misoprostol… có tác dụng tăng cường hàng rào bảo vệ của dạ dày, ngăn ngừa tác động của axit dạ dày lên niêm mạc.
Các thuốc Tây y đa phần chỉ làm giảm triệu chứng, bệnh có thể tái phát trở lại nếu bạn không điều trị từ căn nguyên gây bệnh. Vì thế, bạn cần tìm đến các giải pháp phối hợp để điều trị bệnh triệt để hơn.

3. Dùng thảo dược thiên nhiên hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày

Khi trào ngược dạ dày gây khó thở, người bệnh cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau với tác dụng hiệp đồng để điều trị bệnh. Cách điều chỉnh lối sống và sử dụng thuốc là chưa đủ, bạn cần phối hợp thêm một giải pháp hỗ trợ điều trị lâu dài và hiệu quả.
Theo nghiên cứu, 9 loại dược liệu bao gồm Cúc La Mã, Cam thảo, Thương truật, CurmaNano, Hoàng liên, Cam thảo, Hậu phác, Bán hạ bắc, Ngô thù du, Hậu phác, Gừng mang lại 3 tác dụng chính giúp điều trị trào ngược dạ dày:
  • Làm dịu thần kinh, giảm căng thẳng: Thương truật, Cúc La Mã, Cam thảo.
  • Giảm tiết axit, kích thích tiêu hóa: Bán Hạ Bắc, Gừng, Ngô Thù Du, Hậu Phác.
  • Làm lành vết loét, giảm viêm: Nanocurcumin, Hậu Phác, Hoàng Liên, Cam Thảo.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe da day Việt Thanh được bào chế trên công nghệ hiện đại với 9 vị thảo dược chuyên biệt giúp hỗ trợ điều trị, giảm nhanh các triệu chứng trào ngược dạ dày gây khó thở hiệu quả, đồng thời phòng ngừa bệnh tái phát. 
Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về sản phẩm dạ dày Việt Thanh TẠI ĐÂY.
Tình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở tuy nghiêm trọng, nhưng bạn hoàn toàn có thể cải thiện được nếu kiên trì phối hợp nhiều phương pháp hiệu quả khác nhau. Bạn nên tìm cách điều trị càng sớm càng tốt nhằm tránh để bệnh chuyển biến nặng hơn nhé!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tại sao trào ngược dạ dày gây ho ? cách xử lý thế nào ?

Thuốc đặc trị dạ dày Việt Thanh

Đau dạ dày có nên uống nước chè